Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Chuyên viên tư vấn nhân sự, nghề thời thượng

Có lẽ bạn từng thắc mắc nghề “Chuyên viên tư vấn tuyển dụng cao cấp” là gì? Vì sao hiện nay nghề này được xem là nghề VIP? Chuyên viên tư vấn tuyển dụng cao cấp là “cầu nối” giữa các nhà tuyển dụng và nhân tài.

Nói cách khác họ là người “chiêu binh” cho CEO và Giám đốc nhân sự của các công ty trong hành trình săn lùng nhân tài. Nếu bạn hỏi bất kỳ CEO nào ở Việt Nam: “Mối quan tâm hàng đầu của ông trong công tác quản lý là gì?”, chắc chắn họ sẽ trả lời ngay: “nhân sự”. Thật vậy, Nhân Sự là tài sản lớn nhất của các công ty, là nhân tố giá trị nhất mà các CEO không tiếc thời gian, ngân sách và công sức để tìm kiếm, chiêu mộ và lưu giữ lâu dài. Chuyên viên tư vấn là người nắm lấy sứ mệnh quan trọng: giúp các ứng viên và nhà tuyển dụng “tìm thấy nhau”.

“Tôi yêu công việc của mình. Tôi gắn bó với vị trí này đã 4 năm nay. Theo tôi, sau nghề bác sĩ và giáo viên, tư vấn nhân sự là nghề cao quý thứ ba. Tôi tự hào được giúp đỡ mọi người tìm thấy những công việc mơ ước của họ, cải thiện cuộc sống, giúp họ tăng thu nhập và phát triển sự nghiệp”. Đó là lời tâm sự của chị Nguyễn Thị Lan Phương, Giám sát viên bộ phận tư vấn và tuyển dụng nhân sự cấp cao của công ty Navigos Group. Không khó lý giải vì sao Lan Phương yêu công việc này đến thế. Công việc của cô đang làm không hề đơn điệu. Cô có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với các ứng viên và nhà tuyển dụng ở đủ mọi ngành nghề, trình độ và nhiều quốc tịch khác nhau. Hầu hết ứng viên cô tiếp xúc đều ở vị trí cấp cao.

Nhìn vào danh sách khách hàng của Phương, chúng ta hiểu ngay vì sao cô là người luôn bận rộn, năng động và sáng tạo. Khách hàng của cô đến từ các tập đoàn đa quốc gia, công ty tư nhân, công ty cổ phần; từ công ty có quy mô nhỏ, vừa đến lớn; từ ngành Hàng tiêu dùng, Dược phẩm, Dầu khí, Bảo hiểm, Kỹ thuật, Bất động sản cho đến Giáo dục, Ngân hàng, Tài chính , Quỹ đầu tư, Xây dựng... Và “quà tặng” quý báu nhất mà không một nghề nào khác có thể mang đến cho cô: những mối quan hệ chuyên nghiệp và kiến thức rộng về đủ ngành nghề đa dạng. Lan Phương cho biết thêm “Tìm được công việc tốt cho các ứng viên là niềm hạnh phúc to lớn của tôi”.

“Thế một ngày làm việc của chuyên viên tư vấn nhân sự ra sao?”– Chị Phương cho biết “Tìm kiếm ứng viên, phỏng vấn họ, gặp gỡ, đến thăm khách hàng và khám phá nhu cầu của họ…” Bằng việc sử dụng kỹ năng sắc bén, sự thân thiện và khả năng giao tiếp hoàn hảo, các chuyên viên tư vấn sẽ tìm ra ứng viên tài năng và các ứng viên phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhà tuyển dụng.

Với những hiểu biết trên về Chuyên viên tư vấn tuyển dụng cao cấp, bạn hãy tự hỏi mình xem: “Tôi có phẩm chất của một chuyên viên tư vấn tuyển dụng không? Tôi có muốn trở thành nhà tuyển dụng không?”, “Tôi có muốn mở rộng mối quan hệ của mình?”. Nếu trả lời Có, bạn đã đặt một chân vào vị trí hấp dẫn này. Vấn đề còn lại là bạn cần tự tin để trở thành một Chuyên viên tư vấn tuyển dụng cao cấp luôn thành công trong nghề.

Theo vietnamworks.Com

Ứng dụng trả   lương   theo HAY và 3P vào doanh nghiệp Việt Nam

Quy trình áp dụng HAY
   - Chuẩn hóa hệ thống chức danh
   - Chuẩn hóa hệ thống mô tả công việc, giao việc và phân công công việc
   - Xác định tiêu chuẩn đánh giá giá trị công việc
   - Tiến hành chấm điểm công việc
   - Xử lý kết quả và lập các dải lương Min – Max
   - tham khảo thị trường lao động và quyết định mức lương

Khó khăn của DN Việt Nam khi áp dụng HAY
   - Phân công công việc thiếu rõ ràng
   - Mô tả công việc không chi tiết và không chuẩn
   - Tiêu chuẩn công việc và bổ nhiệm chưa chuẩn
   - Thường xuyên thay đổi, kiêm nhiệm
   - Chú trọng lương năng suất, thích áp dụng lương cơ bản thấp

Hai tiếp cận áp dụng HAY tại DN Việt Nam
    Tiếp cận 1: Trả lương cơ bản cao, giúp thu hút người có năng lực, tiến hành đánh giá và giám sát mức độ hoàn thành công việc rõ ràng, khách quan, áp lực duy trì năng suất lao động cao, dẫn đến kết kinh doanh tốt. Như vậy việc áp dụng HAY rất phù hợp. Cách tiếp cận này thường thấy ở các doanh nghiệp nước ngoài. Tiền lương được coi là đầu tư chứ không phải chi phí
    Tiếp cận 2: Trả lương cơ bản cao, nếu năng suất lao động thấp thfi DN gặp rủi ro, dẫn đến Dn quyết định trả lương cơ bản thấp, điều này sẽ khó thu hút người giỏi, không thể áp dụng HAY. Cách tiếp cận này thường thấy ở DN Việt Nam. Tiềm lương thường được coi là chi phí.

Đa phần DN trả lương cơ bản thấp (P1 và P2 thấp)

Ưu điểm:
   - Doanh nghiệp nắm được đằng chuô, an toàn về tài chính. Kết quả kinh doanh tốt dẫn đến thu nhập tốt, kết quả kinh doanh không tốt , người lao động sẽ chịu thiệt
   - Trả lương cơ bản thấp sẽ tốt hơn nếu DN cam kết tỷ lệ phân chia kết quả cuối với nhân viên (hiếm doanh nghiệp nào thực hiện rõ ràng)
Hạn chế:
   - Nhân viên thành cộng tác viên
   - Nhân viên chú ý đến kết quả ngắn hạn, ít chú ý đến mục tiêu trung và dài hạn, ít chú ý đến mục tiêu phát triển bền vững
   - Quan trọng là kết quả, không quan trọng quy trình làm việc và   đào tạo   bồi dưỡng. Về lâu dài khó thu hút người giỏi và không tạo cơ chế phát triển năng lực cho nhân viên

Một số doanh nghiệp áp dụng trả lương cơ bản cao (P1 và P2)
Ưu điểm:
   - Thu hút được nguwoif có năng lực
   - Động viên làm việc theo nhóm
   - Động viên phát triển năng lực cá nhân
   - Chú trọng các mục tiêu phát triển bền vững
Hạn chế:
   - Doanh nghiệp rủi ro nếu không có cơ chế sử dụng tối đa năng lực của nhân viên
   - Thường đi liền với cơ chế đào thải khi không hoàn thành nhiệm vụ

Khó khăn khi áp dụng 3P
   - Khó khăn trong xác định dải lương Min –Max cho từng loại công việc (lương theo công việc)
   - Khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn năng lực và đánh gía năng lực để trả lương
Ví dụ: Thế nào là kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp……..

Kết luận: Có thể kết hợp HAY và 3P
   - Sử dụng HAY để trả lương theo P1 (Position) và P2 (person)
   - Bổ sung cơ chế tiền lương theo p3 (performance)
   - Cân đối tỷ lệ lương theo HAY/lương theo 3P (Khoảng 60/40)

Kỷ yếu Ngày   nhân sự   Việt Nam
PGS.TS Lê Quân
Chủ tịch EduViet Corp

0 nhận xét :

Đăng nhận xét