Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Quy trình thăng chức cho nhân viên

Hiện nay, trong công việc chúng ta bắt gặp những lúc công ty cần người quản lý để chịu trách nhiệm công việc của phòng, của nhóm, của bộ phận với ban lãnh đạo. Tuy nhiên nguồn lực bên ngoài thì khá phong phú, do đó đa phần các doanh nghiệp đăng tuyển trên các trang   tuyển dụng   lớn hiện nay, như: vietnamwords, vieclam.24h.Com.Vn…Nhưng doanh nghiệp lại bở qua một nguồn lực khá thuần thục công việc đó là nhân viên hiện tại đang làm việc tại công ty, vì lý do:

- Nhân viên cũ có kinh nghiệm làm việc tại công ty.

- Nhân viên cũ am hiểu về bộ phận, công việc.

- Nhân viên cũ nắm giữ và chịu trách nhiệm với doanh số của bộ phận, chịu trách nhiệm làm việc khách hàng cũ của công ty.

- Nhân viên cũ có quan hệ và am hiểu tính cách của mỗi nhân viên trong bộ phận.

- Nhân viên cũ có lòng tin và uy tín của lãnh đạo công ty.

- Và Không mất thời gian để   đào tạo   hay hướng dẫn lại công việc từ đầu.

- Không mất thời gian để   tuyển dụng   hay phỏng vấn, đăng tin.

Tuy nhiên, để thăng chức nhân viên cũ, và ấn định vị trí quản lý trong nhân viên, "tâm phục khẩu phục” và làm việc với tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, do vậy, Mình đưa ra quy trình thăng chức cho nhân viên công ty theo kinh nghiệm bản thân.

Quy trình thăng chức cho nhân viên: theo các bước như sau

Bước 01: Cân nhắc xem xét người phù hợp vị trí, bao gồm cuộc hợp giữ ban lãnh đạo và đánh giá của giám đốc   nhân sự   công ty.

- Đưa ra 2-3 ứng viên nội bộ đánh giá( cho tự ứng cử hay chỉ đạo).

- Nếu cẩn thận có thể phỏng vấn thêm 2-3 người nữa để xem thử chênh nhau về năng lực như thế nào để có kế hoạch đào tạo hướng dẫn sau này.

- Đánh giá gồm 03 cái chính: năng lực làm việc, khả năng bao quát – lãnh đạo, và đạo đức

Bước 02: Lập ra hội đồng tuyển dụng để phỏng vấn ứng viên theo thủ tục công ty.

- Gồm giám đốc nhân sự, ban lãnh đạo.

- Có thể thuê thêm 1 chuyên gia bên ngoài để đánh giá khách quan.

- Có thể cho nhân viên bỏ phiếu kín (tránh việc sau này trong bộ phận xảy ra mâu thuẫn)

Bước 03: lưa chọn được ứng viên phù hợp

- Dựa vào quá trình phỏng vấn đánh giá lựa chọn người phù hợp nhất, không phải là người giỏi nhất.

- Hoàn tất quy trình tuyển dụng: báo người đạt, người không đạt.

Bước 04: Chuẩn bị các thủ tục thăng chức: chế độ, chính sách, trách nhiệm, quyền lực, quyền lợi. Nên trao đổi trực tiếp với ứng viên.

Chú ý: Trách nhiệm – quyền lực – quyền lợi luôn đi chung với nhau. Trách nhiệm cao mà quyền lực không có thì nhân viên không nghe theo, trách nhiệm cao mà quyền lợi không hơn bao nhiêu ứng viên không muốn thăng chức, Quyền lợi có quyền lực để điều phối nhân viên không có => rất khó điều hành công việc chung.

Tuy nhiên quyền lực trong sự kiểm soát của ban lãnh đạo, quyền lợi phải phù hợp với hoàn cảnh công ty hiện tại.

Bước 05: Ban hành quy định thăng chức bổ nhiệm vị trí cho ứng viên có chữ ký và con dấu của ban lãnh đạo (đại diện là Giám đốc hay chủ tịch HĐQT). Và công bố rộng rãi toàn công ty, tất cả các bộ phận và đối tác.

Kinh nghiệm trên cho thấy: Khi đề bạt thăng chức nhân viên phải cân nhắc theo trách nhiệm - quyền lực - quyền lợi theo quy định công ty. Người được đề bạt thăng chức phải chú ý 3 yếu tố trên để thực hiện tốt công việc mà mình đảm nhận.

P5media.Vn

Mô tả công việc VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH

I. Thông tin chung:

Vị trí: Nhân viên kinh doanh

Bộ phận: Kinh doanh

Người quản lý trực tiếp:…………..

II. Mục tiêu công việc:

Trực tiếp thực hiện hoạt động bán hàng dự án trực tiếp của công ty.

III. Nhiệm vụ cụ thể:

1. Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ kinh doanh tiềm năng khác.

2. Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực hiện theo kế hoạch được duyệt.

3. Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

4. Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu mâu của các quy trình này.

5. Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày cho Trưởng nhóm kinh doanh.

6. Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ, một bản chính cho phòng kế toán giữ.

7. Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.

8. Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng….

9. Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ, chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.

10. Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.   tìm kiếm   khách hàng tiềm năng.

11. Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.

12. Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.

13. Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.

IV. Tiêu chuẩn:

1. Trình độ Cao đẳng trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế thương mại, Marketting.

2. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phần mềm liên quan đến công việc, làm việc độc lập.

3. Nhiệt tình, năng động, độc lập, nhạy bén.

4. Thúc đẩy kinh doanh, kỹ năng giao tiếp.

5. Kinh nghiệm kinh doanh ít nhất 1 năm trở lên.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét